BỆNH TẬT và NHÂN QUẢ

BỆNH TẬT và NHÂN QUẢ

 

Luật nhân quả rất quen thuộc với người Á đông nên ta không cần nói nhiều thêm, ở đây chỉ cần nhắc là mọi sự việc xảy ra cho con người đều có nguyên do, và bệnh tật là một trong những phương tiện để nhân quả được cân bằng. Bệnh tật là cách thức để chân nhân (CN) kêu gọi phàm nhân (PN) lưư ý đến vài bài học mà PN đã không học được bằng những đường lối khác. Lấy thí dụ, nguyên do lớn nhất của bệnh là tính ích kỷ. Khi tính ích kỷ lên tới cao độ và CN gần như không thể làm PN nghe được tiếng nói từ trên cao, khi ấy CN phải sử dụng đến bệnh tật để phá vỡ những ràng buộc do tính ích kỷ gây nên, và đồng thời tinh lọc tính tình. Và như vậy bịnh tật được xem là tiến trình để thanh lọc; qua bệnh tật CN có thể hủy những thói quen đã làm cản trở sự phát triển phần tâm linh trong nhiều kiếp. Đôi khi nhờ vào bịnh tật mà CN có thể làm ý mình được hiểu rõ hơn, và dẫn tới sự tăng trưởng mau lẹ. Nhiều người sau một cơn bệnh dài đã nhận thức là trong thời gian ấy, đời sống tâm linh của họ phong phú hơn bao giờ hết, và hầu như mọi người đi tới kết luận chung: sau cơn bệnh họ biết rõ về mình hơn trước. Bệnh tật do vậy có thể đặt con người vào cảnh ngộ khiến họ thay đổi hẳn thái độ về mặt tình cảm hay trí tuệ, và khi nhấn mạnh về khiá cạnh nhân quả của bệnh, khía cạnh giáo dục cũng cần được biết tới và hai điều ấy thường đi chung với nhau.
Một trong những công việc của CN là điều hợp cá tính, làm cá tính phát triển mọi mặt toàn diện, không khập khiểng vì thiếu sót một đặc tính này và phát triển quá mức đặc tính kia. Khi một phần của cá tính nảy nở hơn hẳn những phần khác làm mất quân bình nghiêm trọng, CN có thể dùng đường lối gắt gao để chỉnh đốn lại sự phát triển, với thí dụ rõ trong hội chứng Down. Nói tổng quát bệnh nhân có dư một nhiễm thể, người thường có 46 cặp, anh có 47, đặc điểm chung của họ là mắt xếch như người Mông Cổ, bộ óc nhỏ và đơn giản hơn bình thường với kết quả là thông minh bị giới hạn nhiều, cái đáng nói là hệ thống kích thích tố điều hòa. Theo bác sĩ Baker, trong kiếp vừa qua con người sử dụng cái trí quá độ, hoạt động trí tuệ mạnh mẽ quá gần đến nỗi kiệt lực, khiến hệ thần kinh và thể trí làm việc tới hết khả năng của chúng. Do đó trong một hay nhiều cuộc đời sau, bắt buộc cái trí phải được nghỉ ngơi để những hạt nguyên tử trường tồn trong ba thể trí, tình cảm và vật chất có thì giờ hấp thu, điều hòa, tiêu hóa, dự trữ và tổng hợp các bài học trong kiếp ấy. Với bộ óc nhỏ, hoạt động trí tuệ rất ít oi và anh bắt buộc nghỉ ngơi. Khả năng phân biệt phải trái của anh không nhiều, ngược lại làm anh hài lòng khá dễ. Hiện giờ có khuynh hướng là ghép mô thú vật hay chích tế bào thú vật vào trẻ có chứng này, với hy vọng làm khả năng trí tuệ cao hơn, nhưng điều cần nói là : 
– Mức rung động của người và thú khác nhau, sự ghép mô là việc không nên làm bởi nhân quả về sau.
– Hệ kích thích tố của trẻ bình thường không cần phải chữa trị.
– Không nên hy vọng và tìm cách mang em đến mức phát triển trí tuệ bình thường. Nhân quả của em không phải vậy. 
Bệnh sưng khớp xương có một nguyên nhân đáng suy nghĩ. Các khớp xương bị sưng rồi hóa cứng làm cử động khó khăn và đau đớn. Yếu tố nhân quả là sự cố chấp, câu nệ, khăng khăng trong ý tưởng, hành vi, cảm tình ở những kiếp trước. Bệnh khiến người ta phải cố gắng nhiều, nên kết quả không tránh khỏi là người bạn mong muốn được thoát ra khỏi sự cứng rắn (và nghiêm khắc). Điều này có ích cho linh hồn và trong những kiếp tương lai, thái độ câu chấp của PN dịu bớt lần, đưa tới việc CN biểu lộ dễ dàng hơn.
Theo lối chữa hiện giờ, bệnh nhân hoặc được cho uống cortisone hoặc aspirin. Để hiểu rõ ảnh hưởng của cortisone ta cần biết sơ về hoạt động của tuyến nội tiết. Sự quan trọng của những tuyến này nằm ở việc chúng là trung gian qua đó năng lực của đời sống bên trong bệnh nhân chảy từ các luân xa tương ứng. Bất cứ một sự can thiệp làm xáo trộn hoạt động các tuyến (hoặc thay đổi, hoặc ngăn chặn) đều không hay, và có hậu quả bất lợi nhiều lần so với  cái lợi thấy được trong thể xác. Lượng cortisone đủ mạnh để làm người bệnh dễ chịu sẽ đồng thời kiềm chế tuyến thượng thận. Sự việc này kéo theo một chuỗi tác động dây chuyền khác, trong đó có luân xa ở cuối xương sống bị ảnh hưởng, mà theo đúng luật luân xa ấy phải hoạt động trong con người và luôn cả nơi các Chân Sư Minh Triết. Aspirin cũng có ảnh hưởng phụ bất lợi, nhưng so với cortisone nó là cái ít tệ hơn trong hai thứ thuốc.
Qua tới chứng nghiện rượu, trong nhiều kiếp vừa rồi con người được giao cho chức vụ và địa vị quan trọng trong xã hội. Họ được yêu mến, thán phục, tung hô, quí chuộng nhưng đổi lại đã lạm dụng quyền thế. Bị mê hoặc bởi quyền hành và sự ưu đãi do địa vị mang lại, thay vì dùng chúng để phục vụ người bạn đâm ra ham muốn có thêm quyền uy, mong ước được mọi người nhìn vào chiêm ngưỡng. Sự lạm dụng quyền thế đưa lại tính nghiện rượu, nhưng tại sao?  Trong kiếp này, người nghiện rượu cũng trở thành đích nhắm cho mọi người, nhưng không phải để được trọng vọng ngưỡng mộ mà vì lý do khác hẳn. Bây giờ anh bị chỉ trỏ, chú ý vì anh tự hạ thấp con người mình và quần chúng nhìn là để cười chê, ghét bỏ, chế nhạo. Lúc say khướt nếu anh tỏ ra lớn lối thì điều ấy cũng không gạt được ai.
Một hậu quả nghiêm trọng của tật là say rượu lái xe làm chết người. Cái nhân ấy khiến cho trong nhiều kiếp sau, người bạn bị đặt trong cảnh ngộ phải gánh vác trọng trách quá sức mình, nhưng đó là cơ hội quý báu cho anh làm cân bằng hành động vô trách nhiệm đã gây khi say rượu lái xe sinh tai nạn. Hiểu biết và nhận lãnh trách nhiệm là bài học của câu chuyện, và cái đáng nói là ý này được tổ chức Alcoholics Anonymous (AA) dùng trong việc chữa trị của họ.
Tình cảm là phần đáng chú ý khi muốn giúp người nghiện rượu khỏi bệnh, bởi anh thiếu khả năng chuyển hóa năng lực ở luân xa tùng thái dương sang luân xa tim. Anh cần được thương yêu và cũng cần phải biểu lộ tình thương yêu; hai nhu cầu này được thấy trong mục tiêu và phương pháp của AA:
1- Tin tưởng vào Thượng đế và luật thiên nhiên. (So sánh điều này với luật nhân quả.)
2- Thành thật xét mình. (Tham thiền cũng dùng đường lối trên.)
3- Sẵn sàng nhìn nhận và sửa chữa lỗi lầm gây ra cho người khác. (Đối diện với nhân quả trong kiếp hiện tại.)
4- Tin tưởng vào nhân loại. (Ý niệm về tình huynh đệ đại đồng.)
Vậy tới đây bạn có thể đoán ra, AA hoạt động theo đường lối của cung hai, cung Từ Ái và Minh Triết.
Nguyên do khác của nghiện rượu là sau nhiều kiếp đầy dẫy đam mê nồng cháy thuộc đủ mọi loại và tiếng nói của CN bị lãng quên hẳn, CN có thể chọn một đời sống và gom hết mọi đam mê vào khao khát cháy bỏng là nghiện rượu. Việc hội tụ nhiều khuynh hướng làm một khiến công việc của CN dễ dàng hơn, nó giảm bớt số cuộc đời cần để giải tỏa ành hưởng trói buộc, chế ngự của vật chất trên PN.
Về việc ghép tim, bác sĩ Baker quan sát và đưa ra những ý tưởng sau: Quả tim được coi là cái bơm cho máu luân lưu trong cơ thể và gíúp điều hòa áp huyết; nhìn theo khía cạnh huyền bí, nó là đầu cầu qua đó những lực sống vĩ đại tuôn tràn từ mặt trời vào thân xác với trung gian là hệ thần kinh cơ tâm (TKCT- sinus atrial node). Lý do này cùng với vài lý do khác làm quả tim về mặt huyền bí được xem là cơ quan đặc biệt không thể coi thường. Nó không phải là cái bơm máu thông thường mà là một trạm biến điện, là cơ quan căn bản cho sinh lực trong người. Quả tim được linh hoạt bởi ba hệ thống thần kinh:
– đối giao cảm (ĐGC),
– trực giao cảm (TGC),  và
– thần kinh cơ tâm  TKCT,
cả ba tương ứng với năng lực của trí, tình cảm và xác thân. Nó là nơi sợi dây sống trụ vào trong suốt đời người. (Khi tái sinh có hai sợi dây bằng vật liệu thanh nối liền các thể con người với nhau và trụ vào thể xác:
1- Sợi dây tâm thức trụ ở não; nơi trẻ phát triển trí tuệ dưới mức bình thường, sự quan sát cho thấy sợi dây bị nghẹt, mệnh lệnh từ cái trí không xuống được bộ óc. Khi qua đời sợi dây tâm thức rút đi trước.
2- Sợi dây sống trụ ở tim.
Và sau cùng, quả tim có liên hệ đến hung tuyến (HT- thymus, đóng vai trò trong việc sinh sản bạch huyết cầu T, BHCT) cùng luân xa trái tim.
TCKT đáng lưu ý vì về mặt giải phẫu, các trường hợp thay tim thành công phần lớn là nhờ việc giữ lại một khối to tâm nhĩ phải của người bệnh, nơi có TKCT phát xuất. Chính qua hệ thần kinh này năng lực ether được đưa vào những nguyên tử của thể xác. Khi ghép tim người A cho người B, trong lúc quả tim A đập trong ngực B sẽ có những ảnh hưởng trên cõi tình cảm nơi mà A đang tạm thời trú ngụ, anh chưa thể nào rời bỏ hẳn cõi trần vì quả tim còn sống và do vậy ảnh hưởng phần nào đời sống tình cảm của B, nhưng ảnh hưởng rất nhẹ, không rõ rệt, càng lúc càng yếu dần. Trong lúc ấy, B có một lỗ hổng to trong thể phách mà anh cần làm đầy, sự suy nhược tạm thời ấy làm lồng ngực và đặc biệt buồng phổi không nhận đủ sinh lực ether.
Mỗi bộ phận trong người đều luôn luôn có tế bào mới sinh ra lấy chỗ của tế bào cũ chết đi, cho tới khi bộ phận được đổi mới hoàn toàn, do đó sự ràng buộc bất đắc dĩ của A vào B chỉ được cắt đứt trọn vẹn khi tế bào của tim A chết đi nhường hẳn cho tế bào của B. Trong giai đoạn này xảy ra sự dằng co của cái Ta và cái Không Ta, về mặt y khoa đó là việc cơ thể có khuynh hướng tống ra vật lạ ghép vào nó, về mặt huyền bí đó là sự chống chỏi, vật lộn của B nơi cõi trung giới. Quan sát cảnh tượng này, bác sĩ Baker nói rằng ông không muốn nhìn thấy nó lần thứ hai.
Để hiểu rõ sự chống chọi ấy, cần quay trở lại bạch huyết cầu và hung tuyến. Có nhiều loại BHC nhưng ta chỉ nhắc đến hai loại: một loại đa nhân có hình dạng biến đổi mau lẹ để bao trùm vật lạ xâm nhập cơ thể và tiêu hủy chúng, do đặc tính loại này liên hệ đến thể vía. Loại BHC thứ hai do HT sinh ra, HT tự nó là một tuyến nội tiết và có liên hệ đến một luân xa trong thể phách. Bây giờ, để ngăn cản việc cơ thể B đẩy vật lạ là trái tim A ra ngoài, thuốc được dùng làm giảm, chế ngự hoạt động của BHC trong người B, và như vậy gián tiếp chế ngự hoạt động cùng ảnh hưởng của thể tình cảm và sinh lực đi qua luân xa với HT. Áp lực trên thể vía B do đó hóa ra nặng nề, một phần vì thuốc một phần vì ảnh hưởng của A dù cái sau mù mờ và ngắt quãng.
Ngoaì những bệnh vừa được nêu trên, ung thư, lở da, rối lọạn tâm thần có những nguyên do rất đáng suy ngẫm, như khi nghiên cứu về khía cạnh nhân quả của bệnh tật, ta cần nhớ một điều là các nguyên do trong sách vở đều hết sức tổng quát, có tác dụng gợi ý mà thôi và không thể áp dụng vào từng trường hợp riêng. Chỉ bậc tiến hóa cao có khả năng nhìn quá khứ rõ ràng mới nói được chắc chắn nhân quả của bệnh một người; và như vậy những chi tiết ghi trong bài này không nên được dùng để suy đoán cho trường hợp riêng nào mà bạn gặp.

Sách đọc thêm: 
Karmic Laws, The Powers Latent in Man
Douglas Baker

Xem Mục Bệnh Tật